LÀM BẠN VỚI BẦU TRỜI (SAO BĂNG, SAO CHỔI)

LÀM BẠN VỚI BẦU TRỜI (SAO BĂNG, SAO CHỔI)

 

 Sao Băng (Meteor) là những vật chất ngoài vũ trụ (thiên thạch) khi đi vào khí quyển của Trái Đất. Trên đường đi vào khí quyển với vận tốc siêu thanh, dẫn đến hình thành sóng xung kich (shock wave). Từ đó các phân tử không khí trên đường đi của vật chất sẽ bị nung nóng bởi sóng xung kích, hoặc bị nén đến mức nhiệt độ của sóng xung kích tăng lên rất rất cao và làm cho các thành phần vật chất của vật chất này bị nung đến nóng sáng (hơn cả độ sáng biểu kiến của Kim tinh) như “quả cầu lửa”.

 Sao Chổi (Comet) là một thiên thể gần giống như hành tinh ngoài vũ trụ khi chúng di chuyển đến gần Mặt Trời. Khi lại gần Mặt Trời, vật chất của sao chổi sẽ bốc hơi bởi nhiệt độ và cùng với ấp suât của gió Mặt Trời, đuôi bụi và khí kéo dài về phía đối diện Mặt Trời được hình thành, có hình dáng như cái chổi, đúng như tên gọi của chúng – Sao Chổi. Các sao chổi chứa đựng vật chất của thời kỳ khai sinh Hệ Mặt Trời, do vậy, đối với các nhà khoa học, chúng là đối tượng nghiên cứu quý báu để trả lời những câu hỏi về quá trình tiến hóa của Hệ Mặt Trời chúng ta, cũng như các hệ hành tinh khác trong vũ trụ. Họ nghĩ sao chổi là những mảnh còn sót lại từ khi hệ mặt trời bắt đầu ra đời. Điều này có thể xảy ra hồi hàng tỉ năm trước. Đó là một đám mây khổng lồ gồm khí, bụi, băng và đá.

Đến đây phần nào đã nhìn thấy được Sao Băng, Sao Chổi. Tiếp theo đây là những sự khác biệt giữa hai thiên thể để có thể tìm thấy nhau dễ dàng hơn

 

Trước khi được gọi là Sao Băng, Sao Chổi

 Thiên thạch – đá trời theo Hán-Việt, khi còn ở trong vũ trụ thì nó được gọi là vân thạch (meteoroid), là vật chất ngoài vũ trụ được cấu tạo từ nhiều đất đá và được gọi là Sao Băng khi đi qua bầu khí quyển của Trái Đất. Đa số thiên thạch có kích cỡ của một hạt cát, một số có thể lớn bằng một tòa nhà.

Ảnh: Dante Alighieri – Willamette Meteorite là thiên thạch to nhất được tìm thấy ở Hoa Kỳ.

 Sao Chổi được hình thành từ các thiên thể (Astronomical object) có thể tương đương các tiểu hành tinh hoặc vệ tinh loại nhỏ hoặc trung bình, theo Hán-Việt là vật thể trên trời được cấu tạo chủ yếu là băng và còn chứa cacbonnic, mêtan, nước đóng băng lẫn cùng bụi và khoáng chất.

Ảnh: Tttrung – Mô tả của họa sĩ về chuyến thám hiểm Sao Chổi Tempel 1 của tàu Deep Impact năm 2005

 

Được gọi là Sao Băng, Sao Chổi

 Sao Chổi chuyển động quanh Mặt Trời theo quỹ đạo elip rất dẹt khi tới gần Mặt Trời thì xuất hiện đuôi sáng do sự bốc hơi của các khí đóng băng trên bề mặt của nó và không bao giờ lao nhanh qua trên bầu trời của chúng ta. Có thể mất nhiều phút hoặc nhiều giờ, đôi khi là vài ngày để bạn thấy chúng dịch chuyển được một góc đáng kể trên bầu trời. Khi các thiên thể tiến đến sát Mặt Trời đủ để xuất hiện hai đuôi khổn lồ. Với đuôi bụi tán xạ trực tiếp ánh nắng theo cơ chế Mie, tạo nên màu trắng, còn đuôi khí bị ion hóa phát ra photon năng lượng cao, có quang phổ thiên về màu xanh lam. Thực tế là đa số Sao Chổi sáng yếu đến mức chỉ quan sát được qua kính thiên văn.

Comet C / 2020 F3 NEOWISE 15.07.2020, Łukasz Żak Comet C / 2020 F3 NEOWISE 15.07.2020

Trong khi đó, sao băng chỉ là vệt sáng nhỏ xuất hiện khi một thiên thạch (thường rất nhỏ) lao vào khí quyển Trái Đất và cháy sáng. Có thể quan sát chúng bằng mắt thường nhưng chúng xuất hiện chỉ là một vệt sáng xuất hiện và lao đi rất nhanh, tắt cũng rất nhanh. Khi có nhiều thiên thạch đi qua bầu khí quyển của Trái Đất sẽ xuất hiện trên bầu trời một số lượng lớn sao băng được gọi là “mưa Sao Băng”

Hình ảnh mưa sao băng Quadrantid trên khắp thế giới - 3Ảnh: Cheng Luo – Trên bầu trời Vạn Lý Trường Thành, tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc, những vệt Sao Băng của trận Quadrantid đang tỏa sáng

Sau khi được gọi là Sao Băng, Sao Chổi

Sao Băng (thiên thạch), khi hướng về Trái Đất nếu không cháy hết thì chúng sẽ rơi xuống mặt đất và được gọi là vẫn thạch (meteorite).

Đối với Sao Chổi, chúng không tồn tại ổn định trên quỹ đạo, ngoài nguyên nhân từ nhiễu loạn hấp dẫn, còn có nguyên nhân từ sự hao hụt khối lượng và thay đổi cấu trúc mỗi khi lại gần Mặt Trời.

 Bạn đã biết nhưng gì về 2 người bạn Sao Băng, Sao Chổi. Những hình ảnh, những câu chuyện, huyền thoại hãy chia sẽ cùng Thế Giới Thiên Văn!

 

2 thoughts on “LÀM BẠN VỚI BẦU TRỜI (SAO BĂNG, SAO CHỔI)

  1. Pingback: Lịch các sự kiện thiên văn tháng 7 năm 2022 Thế giới thiên văn

  2. Pingback: Hướng dẫn quan sát mưa sao băng Delta Aquariids

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *